Một trong những điều đầu tiên khi bạn ôn luyện thi là đừng quá quan tâm tới mức độ dễ, khó của đề thi, bạn nên biết rằng khi đã vào phòng thi, nếu đề dễ thì tất cả mọi người cũng đều có thể làm được, còn nếu đề khó thì tất cả mọi người cũng đều có chung một đề khó. Chính vì thế nếu như đề dễ thì điểm chuẩn vào đại học theo đó mà cao lên, nhưng nếu là đề khó thì điểm chuẩn vào đại học cũng từ đó mà khó đi.
Để đảm bảo giữ nguyên phong độ khi ôn thi đại học bạn nên dồn sức cho việc ôn thi, đừng bao giờ bị phân tâm bởi vấn đề đề dễ hay đề khó , thay vào đó phải tập trung ôn thi hiệu quả để đảm bảo phong độ thi của bạn luôn đạt mức tốt nhất.
Trong khi ôn thi cũng nhớ tránh không được để bản thân bị phân tâm cho những việc khác như vào mạng, dùng điện thoại hoặc vui chơi cùng bạn bè. Cần có thời gian thư giãn thích hợp nhưng đừng quá sa đà vào chúng.
Kỹ năng học tập tốt cần thiết là phải biết học sâu vào trọng tâm để rút ngắn thời gian ôn thi hiệu quả. Chẳng hạn về phần học mảng khảo sát đồ thị hàm số bạn cần chú ý tính bậc đạo hàm thật chính xá bằng các định thức để khi làm bài có thể vẽ chính xác và nhanh chóng.
Sau đó bạn tiến hành lập bảng biến thiên, tuy nhiên nếu như trong lúc làm bạn bạn quên mất cách tính giới hạn thì có thể làm thử quy trình ngược bằng cách vẽ đồ thị phác thảo ra giấy nháp để từ đó xét dấu của đạo hàm cho phù hợp, tiếp đó hoàn thiện được bảng biến thiên là được.
Khi vẽ đồ thị hàm số cần chú ý tuyệt đối không thể dùng bút chì để vẽ tránh cho việc bài thi của bạn sẽ bị chấm tập thể, trừ những hình vẽ bằng compa ra đấy nhé
Một bí quyết ôn thi hiệu quả khác là bạn cần xây dựng những dãu hiệu nhận biết cụ thể của đề toán. Thông thường trong một đề toán thì có tới 60% là đề dễ, chính vì thế nên bạn cần có các dấu hiệu nhận biết đề dễ cụ thể để tiến hành làm bài chính xác và hiệu quả nhất, đảm bảo làm bài phải chắc chắn lấy được điểm đấy nhé.
Phần hình học cũng là phần yếu kém của đa phần học sinh học toán, nhất là hình học không gian. Lúc này bạn cần ghi nhớ một bài hình học không gia thường có 2 ý chính, trong đó có cách tính khoảng cách cùng với tính thể tích giữa hai đường chéo nhau.
Riêng phần tính thể tích bạn phải ghi nhớ kỹ công thức V = 1/3 Bh mà B chính là diện tích của đáy, còn h là chiều cao để đảm bảo tính toán nhanh chóng, hiệu quả.
Khi làm bài tập hình học bạn cũng cần chú ý kết hợp thêm một vài kiến thức hình học của lớp 9 để giúp bạn tính toán chiều cao chính xác nhất. Riêng phần tính khoảng cách bạn nên quy chúng về bài tính toán cơ bản, là phép tính khoảng cách từ chân đường cao tới chóp là được
Trong trường hợp bạn cảm thấy hình học quá khó hiểu thì có thể sử dụng hệ trục tọa độ để chuyển bài hình học thành bài toán hình giải tích, từ đó tính toán không gian hình học cũng đều là những phương pháp tính tương đối hiệu quả
Ngoài ra khi làm bài toán bạn cần nắm vững cách dùng máy tinh cầm tay để đảm bảo tiết kiệm thời gian, hỗ trợ bạn làm bài nhanh chóng và có thể giúp bạn đoán nghiệm cũng như phân tích nhân tử đấy nhé.