Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, vì chúng ta được gặp thầy cô, bạn bè, “crush”… Nhưng chắc hẳn trong ký ức của chúng ta sẽ không thể quên được những ngày tháng tấp nập ôn thi, rồi lại học, thi và lại thi, nhiều bạn cảm thấy rằng việc học dường như là ta quá mệt mỏi và kiệt sức. Bạn đang loay hoay tìm kiếm chìa khóa chinh phục kì thi, bạn muốn tự tin đương đầu và đón nhận nó. “Bí quyết vượt qua kì thi một cách hoàn hảo” sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp học tập, ôn luyện và làm bài thi hữu hiệu. Dù cho bạn học theo phương pháp nào cũng đừng quên bốn lời khẩu quyết:
Học có mục tiêu
Học có phương pháp
Học có nguyên tắc
Học có…mẹo
Phần 1: Bí quyết học và ôn tập hiệu quả
-
Xác định mục tiêu học tập:
Muốn cán đích thành công thì bạn chắc chắn phải biết điểm đích nằm ở đâu, học tập cũng thế, phải đặt ra mục tiêu thì để chúng ta có động lực phấn đấu. Trước hết bạn hãy suy nghĩ nghiêm túc hai câu hỏi:
Thứ nhất, động lực để bạn học tập là gì đi chăng nữa thì hãy luôn giữ đam mê và tìm được niềm vui trong học tập.
Thứ hai, xác định được khả năng của mình chính là tiền đề của thành công.
Bạn muốn ra trường với tấm bằng loại giỏi hay chỉ cần một tấm bằng loại khá nhưng lại có thật nhiều kinh nghiệm; bạn cần giỏi tất cả các môn hay chỉ xuất sắc những mô chuyên ngành. Đừng ngần ngại, loại bỏ sĩ diện và mạnh dạn với những mục tiêu của mình, mục tiêu ấy có cao thế nào nhưng nếu bạn thấy rằng mình có thể thực hiện vì “Không ai khác, chính bạn là người biết rõ nhất mục tiêu, khả năng hiện tại của mình, từ đó xác định cách học phù hợp nhất”.
-
Xác định phương pháp học thích hợp cho bản thân.
Phương pháp học tập phù hợp cũng như một đôi giày vừa cỡ, bạn sẽ bước đi vững vàng và tự tin hơn. Sẽ tùy thuộc vào tính cách và khả năng mà mỗi người sẽ có phương pháp học cho riêng mình. Ngoài ra mỗi môn học cũng sẽ có cách học riêng, bạn không thể học Triết học hay Lịch sử Đảng theo cách bạn học Toán cao cấp được. Đừng ngần ngại, hãy thử vài phương pháp và đánh giá xem mình có phù hợp nhưng cũng đừng ham hố mà biến sự học của mình thành một nồi lẩu thập cẩm rồi rối bời không biết phải giải quyết thế nào. Phương pháp học phải được lặp đi lặp lại thường xuyên, hằng ngày để bạn quen với điều đó. Đừng học theo kiểu đối phó nên chỉ tìm một phương pháp cấp thiết rồi sau đó bỏ nó qua một bên. Khi đó não của bạn sẽ vô cùng vất vả để làm quen với “bạn mới” đấy.
-
Xây dựng hệ thống học tập.
Bạn không thể bắt tay vào việc học nếu thiếu một kế hoạch hệ thống những kiến thức cần ôn tập, ôn tập bằng cách nào và ôn tập bao nhiêu lần. Hãy chia công việc lớn thành những phần nhỏ dễ thực hiện, bạn sẽ tập trung vào việc học và biết mình phải bắt đầu từ đâu. Bạn sẽ không phải lang thang giữa một đóng các tài liệu với sự bất lực trong tâm trí và nỗi phiền muộn trong tim.
-
Phương pháp kinh điển: Luyện tập, luyện tập và luyện tập.
“Thiên tài bao gồm 1% cảm hứng và 99% là mồ hôi công sức” – Thomas Edison
Dù bạn sinh ra là một thiên tài như Mozart, Bill Gates, Albert Einstein thì con đường dẫn đến thành công không hề trải đầy hoa hồng. Và bí quyết vô cùng đơn giản: chỉ luyện tập, luyện tập và luyện tập.
-
Công nghệ là công cụ.
Mạng là ảo, nhưng con người là thật. Một Sinh viên tự trọng không chỉ biết lựa chọn thông tin để phục vụ cho nhu cầu của mình, mà còn biết đóng góp tri thức của mình và tôn trọng đóng góp của người khác nữa. Làm được điều đó, chắc chắn bạn sẽ tiến xa.
-
Tham gia học nhóm.
Lợi ích: (1) Mở mang kiến thức; (2) Giao lưu, kết bạn với những sinh viên ưu tú.
-
Phương pháp học tập “3 trong 1”.
Hãy kết hợp 4 khả năng Nghe-Nói, Đọc-Viết, Quan Sát-Luyện Tập-Thể hiện bạn sẽ thấy điều kỳ diệu mà từ bấy lâu nay bạn vẫn loay hoay tìm phương pháp học Ngoại ngữ mà vẫn chẳng đâu vào đâu.
-
Học hàng ngày.
Mỗi ngày bạn học bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là bạn học được những gì. Mỗi ngày từng chút một, bạn sẽ đạt được trạng thái cân bằng.
-
Giải quyết nhanh, xử lý gọn:
-
Viết thật nhiều – không chỉ là những bài tập trên lớp:
- Sắp xếp góc học tập gọn gàng:
- Không giấu dốt:
- Chia nhỏ công việc:
- Ghi chép tử tế:
- Đọc những gì mình thích:
- Học mà vui:
- Lập kế hoạch:
- Bám sát căn bản:
- Đừng quá chú tâm vào những kiến thức ngoài lề:
- Hiểu rõ dạng đề thi và cách làm bài:
- Lập sơ đồ:
- Tìm điểm tựa:
- Khích lệ bản thân bằng một phần thưởng nhỏ:
- Đừng đảo lộn cuộc sống thường ngày:
- Nghỉ ngơi hợp lý.