Bất kì môn học nào cũng vậy thôi muốn học tốt nó thì cần dành nhiều thời gian học tập. “Trăm hay không bằng tay quen” khi ta bị lạc đường ở một khu phố xa lạ nào đó thì đến đứa trẻ 10 tuổi cũng giúp ta tìm ra được bất kì ngõ ngách nào, ta gọi đó là “quen”. Để hiểu một bài toán ta cần phải có những kiến thức căn bản về nó. Nhiều lúc bạn nghe giảng nhưng không hiểu được ý nghĩa của vấn đề. Để hiểu kiến thức thực sự bạn cần tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Một bài toán khó là sự nối tiếp của những bài toán cơ bản. Chỉ cần những kiến thức cơ bản bằng sự tư duy logic ta có thể dễ dàng giải được những bài toán rất phức tạp.
1, Những lưu ý để học tốt môn Toán
Theo bản thân tôi nhận thấy để học tốt môn toán cần có những yếu tố sau:
10% là do sách vở
20% là do người hướng dẫn
30% là do phương pháp
40% là do cần cù siêng năng
« Thiên tài có 2 loại, một loại là do bẩm sinh mà có, một loại là do cần cù siêng năng »
Không phải ai cũng có khả năng thiên bẩm trở thành nhà toán học, mà dẫu có thì chúng ta cũng cần phải học hành chăm chỉ để đạt được đỉnh cao nhất của toán học.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu nhiều năm tôi có đánh giá về chất lượng những cuốn sách như sau:
Sách của Lê Hồng Đức: khá hay nếu đọc 1 quyển bạn thấy khá dễ hiểu, nhưng đọc 3-4 quyển ta thấy vấn đề dường như bị lặp lại
Sách của Phan Huy Khải: Không ai chê sách thầy Khải dở cả, các cuốn sách đều chất lượng và mang lại giá trị cao cho học sinh
Nguyễn Hữu Điền : Sách hay, thú vị, nhiều ví dụ minh họa dễ hiểu.
Trần Phương : Sách viết nâng cao, đòi hỏi tư duy logic sâu, thích hợp hơn với những em ôn thi học sinh giỏi, hoặc muốn đạt 8-9 điểm trong kì thi đại học.
Là một gia sư giỏi tôi luôn muốn mọi điều tốt nhất đến với học sinh của mình.
2, Làm thế nào để học tốt môn toán
Sau đây là một số kinh nghiệm của tôi về môn Toán :
– Nắm vững lý thuyết cơ bản
– Làm hết bài tập sách giáo khoa, sách bài tập
– Rèn luyện tính kiên trì
– Làm thêm các bài tập nâng cao khi đã hoàn thành tốt các bước trên.
Nắm vững kiến thức cơ bản : Có lẽ tôi đã nhắc đi nhắc lại không dưới 3 lần trong bài. Điều này cũng giống như quá trình luyện tập của các cao thủ võ thuật đều phải học từ cơ bản đi lên, đều qua quá trình đứng tấn, luyện tập cách ra đòn, chịu đòn… Không có một kì tích nào biến bạn thành thiên tài được.
Yếu phần nào đào sâu phần đó : Làm thế nào để bạn biết mình yếu phần nào. Đầu tiên hãy liệt kê tất cả những dạng bài có trong đề thi đại học. Theo tôi thì chỉ có khoảng trên dưới 30 chuyên đề. Bạn hãy ngẫm xem mình yếu phần nào hãy tìm những tài liệu luyện tập về phần đó, cơ bản thôi nhưng rất hiệu quả.
Trung tâm Giáo dục PICEN chúc các sĩ tử có một mùa thi THPTQG 2017 thật thành công.