Ứng dụng phương pháp kết hợp học Tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp

09/06/2020

Ngày 28/5, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Ứng dụng phương pháp học kết hợp trong đào tạo Tiếng Anh không chuyên hệ đại học theo định hướng nghề nghiệp”.

 

TS. Hoàng Ngọc Tuệ - Trưởng khoa Ngoại ngữ cho biết, Đề án được phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2015. Đến nay, qua 5 năm thử nghiệm, Đề án đã đạt được các mục tiêu đề ra và được đánh giá cao từ sinh viên, giảng viên, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Qua số liệu khảo sát 121 doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội, đánh giá cao năng lực tiếng Anh của sinh viên tốt, có kỹ năng giao tiếp trong công việc (mức điểm đánh giá năng lực chung là 3,7/5).

Ví dụ, sinh viên hệ ĐH-K10 khoa Du lịch đăng ký tham gia phỏng vấn và thi tuyển thực tập tại Nhật Bản, các doanh nghiệp của Nhật Bản thực hiện phỏng vấn bằng tiếng Anh 95 sinh viên (70 SV phỏng vấn trực tiếp, 25 SV phỏng vấn qua Skype).

Kết quả 85/95 sinh viên đã trúng tuyển và được chọn đi thực tập từ 3 tháng đến 6 tháng tại các tập đoàn, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn của Nhật Bản.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, sinh viên cần được bổ sung thêm kiến thức về từ vựng, học thuật chuyên ngành để có thể tra cứu, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn.

Theo TS. Hoàng Ngọc Tuệ, nhà trường ứng dụng phương pháp học kết hợp (blended learning) học trên lớp và học trực tuyến vào việc dạy-học ngoại ngữ. Không chỉ sinh viên áp dụng hình thức này mà cả giảng viên cũng tham gia.

Ứng dụng phương pháp kết hợp học Tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

PGS.TS. Trần Đức Quý - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Được biết, Đề án xây dựng 15 chương trình khung, 84 đề cương chi tiết theo CDIO, 226 tài liệu giảng dạy cho tất cả các học phần ngoại ngữ hệ không chuyên…

Hình thức kiểm tra, đánh giá sinh viên thực hiện theo 04 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đến nay, các bộ hướng dẫn đánh giá kết quả học tập các học phần, ngân hàng câu hỏi, đánh giá quá trình học tập, ngân hàng thi cấp chứng chỉ, ngân hàng câu hỏi phân loại đầu vào đã được hoàn thành.

Đánh giá cao đề án này, PGS.TS. Trần Đức Quý, hiệu trưởng nhà trường đề nghị, khoa ngoại ngữ, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện chuyển giao chương trình đào tạo tiếng Anh nghề nghiệp đến các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài Bộ Công Thương theo nhu cầu và thực tiễn của các đơn vị hợp tác.

Các khoa, trung tâm đào tạo nghiên cứu áp dụng phương pháp đào tạo kết hợp giữa phương pháp đào tạo truyền thống và phương pháp đào tạo trực tuyến cho các môn học khác của các khoa, trung tâm đào tạo trong Nhà trường; tăng cường giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Đình Chiến

 

Tin liên quan


Lịch học

Tin tức nổi bật

THỐNG KÊ
Tổng truy cập
1291384
Trong tháng
020427
Trong tuần
005784
Trong ngày
001973
Trực tuyến
000014
liên hệ ngay

" PICEN – HỘI TỤ TINH HOA, LAN TỎA TRI THỨC "

Zalo
favebook
0901.787.066