Tư vấn tuyển sinh 2019: Ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính khác nhau như thế nào?

26/12/2018
Em năm nay học lớp 12, em dự định thi vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cho em hỏi, ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính khác nhau như thế nào? Ra trường làm việc ở đâu? Cơ hội việc làm ra sao?

Em năm nay học lớp 12, em dự định thi vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cho em hỏi, ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính khác nhau như thế nào? Ra trường làm việc ở đâu? Cơ hội việc làm ra sao? (vuminhtam@gmail.com)

Trả lời:

Ngành Khoa học máy tính:

Đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Khoa học máy tính, có kiến thức cốt lõi ngành; có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu của một trong các định hướng của ngành: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo để phân tích thiết kế, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp tiềm năng, có năng lực xây dựng và quản trị các hệ thống thông minh.

Sinh viên được trang bị các kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức cốt lõi về ngành Khoa học máy tính bao gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án…

Bên cạnh đó, người học được trang bị thêm các kiến thức chuyên sâu như:

Định hướng kỹ nghệ phần mềm: các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ trong việc phát triển phần mềm, quản lý các dự án phần mềm.

Định hướng hệ thống thông tin: các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và phát hiện tri thức nhằm thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì và đánh giá các hệ thống thông tin.

Định hướng Khoa học dữ liệu: các kỹ thuật và công nghệ để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn nhằm cung cấp giải pháp tiềm năng dựa trên dữ liệu đối với các ứng dụng phức tạp trong thực tế.

Định hướng trí tuệ nhân tạo (TTNT): các phương pháp mô hình toán học cho các lớp bài toán trong TTNT. Hiểu biết về công nghệ tri thức, về trí tuệ tính toán; sử dụng thành thạo các công cụ, nền tảng trong phát triển các ứng dụng TTNT

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

Lập trình viên/kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển

Nhân viên kỹ thuật phòng Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp lớn hoặc tổ chức nhà nước.

Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT; Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, giám đốc kỹ thuật…Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị CSDL, các HTTT cho các doanh nghiệp, tổ chức

Kỹ sư hệ thống thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp (tích hợp) các doanh nghiệp, tổ chức; Kỹ sư dữ liệu tại các công ty phân tích, xử lý, cung cấp dịch vụ trên dữ liệu; phân tích dữ liệu cung cấp giải pháp cho các bài toán phức tạp dựa trên dữ liệu lớn.

Kỹ sư phụ trách nghiên cứu và phát triển các phần mềm điểu khiển robot, xe tự lái, giám sát giao thông…; phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm tối ưu hoá sản xuất, phân phối hàng hoá…

Ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ thuật máy tính được xây dựng với mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính. Người học được đào tạo kiến thức cơ bản về toán, lý, điện tử số, thuật toán, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kết hợp với kiến thức chuyên ngành về hạ tầng, các cơ chế kết nối, điều khiển, vận hành, an toàn thông tin của hệ thống máy tính và mạng truyền thông dữ liệu.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có đủ năng lực phát hiện và giải quyết bài toán xây dựng, triển khai phần cứng và phần mềm của các hệ thống tính toán ở các quy mô khác nhau.

Sinh viên được trang bị các kiến thức: Nắm vững các kiến thức Toán và khoa học cơ bản, toán cho công nghệ thông tin để áp dụng vào giải quyết các bài toán kỹ thuật.

Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở cốt lõi ngành bao gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phát triển phần mềm, an toàn an ninh thông tin, xử lý mã hoá thông tin và tín hiệu, dịch vụ mạng.

Nắm vững và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành, tiếp cận các định hướng ứng dụng về Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu, An toàn thông tin, Máy tính và hệ thống nhúng trong xây dựng và phát triển các hệ thống, dịch vụ, giải pháp kỹ thuật Kỹ thuật máy tính.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên làm việc: Lập trình viên phát triển phần mềm cho các hệ thống tính toán, đặc biệt là hệ thống có kết nối mạng.

Kỹ sư hệ thống mạng máy tính, mạng Internet vạn vật, kỹ sư an toàn an ninh cho mạng truyền thông số liệu.

Kỹ sư thiết kế và xây dựng phần mềm cho hệ thống nhúng, đặc biệt là các hệ thống tiên tiến như ô tô tự lái, robot thông minh, hệ phân tán thời gian thực.

Tin liên quan


Lịch học

Tin tức nổi bật

THỐNG KÊ
Tổng truy cập
1289538
Trong tháng
018601
Trong tuần
005784
Trong ngày
000333
Trực tuyến
000088
liên hệ ngay

" PICEN – HỘI TỤ TINH HOA, LAN TỎA TRI THỨC "

Zalo
favebook
0901.787.066