11 dự án đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

20/06/2020

Sáng nay 20/6, tại Đà Nẵng, cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia đã bế mạc sau 2 ngày tổ chức. Cuộc thi đã có 11 dự án đoạt giải nhất, 16 giải nhì, 21 giải ba và 27 giải tư.


Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm nay có 137 dự án với sự tham gia của 253 học sinh, trong đó cấp THPT có 120 dự án với 22 học sinh và cấp THCS có 17 dự án với 31 học sinh.

Ban Giám khảo cuộc thi đã chọn lọc ra 75 dự án đạt giải trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020. Trong đó có 11 dự án đoạt giải nhất (21 học sinh), 16 giải nhì, 21 giải ba và 27 giải tư.

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia nhằm mục đích, khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống; góp phần thực hiện giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán (Science - Technology - Engineering - Mathematic: STEM)…

Danh sách 75 dự án đoạt giải trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2019-2020 xem TẠI ĐÂY

11 dự án đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

11 dự án đoạt giải nhất của Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm 2019 - 2020

Các dự án dự thi  năm nay ở nhiều lĩnh vực gồm: Khoa học động vật, Khoa học động vật, Hoá Sinh, Y Sinh và khoa học Sức khỏe, Kĩ thuật Y Sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hoá học, Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường, Rô bốt và máy thông minh, Phần mềm hệ thống, Y học chuyển dịch, Vật lí và Thiên văn, Năng lượng: Vật lí, Kĩ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Hệ thống nhúng…

11 dự án đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất của cuộc thi.

Danh sách 11 dự án đoạt giải nhất cuộc thi gồm:

1

Trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQG HN

Nghiên cứu mối liên quan của đa hình đơn nucleotide với ung thư vòm họng để đánh giá nguy cơ của đối tượng nhiễm EBV trong cộng đồng

Trần Thảo Linh

THPT chuyên KHTN, ĐH KHTN

Ngô Nhật Hiếu

THPT chuyên KHTN, ĐH KHTN

2

Hà Nội

Nghiên cứu chế tạo vật liệu đa chức năng kích thước nano định hướng ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Đinh Lan Chi

THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Hoàng Đức Minh

THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

3

Lào Cai

Cảm nhận cuộc sống của trẻ em bán hàng rong người dân tộc thiểu số ở Sapa

Bùi Nguyên Nghĩa

THPT chuyên Lào Cai

Đặng Linh Phương

THPT chuyên Lào Cai

4

Quảng Trị

Thiết kế và tối ưu hóa cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật

Dương Phúc Hiếu

THPT chuyên Lê Quý Đôn

Thái Việt Nhật

THPT chuyên Lê Quý Đôn

5

Hải Phòng

Nghiên cứu, phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn bản địa có hoạt tính sinh học ứng dụng trong xử lý ô nhiễm chất thải hữu cơ tại làng nghề

Phạm Quỳnh Anh

THPT chuyên Trần Phú

   

6

Trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐHQG HN

Nghiên cứu đặc tính hấp phụ protein hạt chùm ngây trên vật liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu và ứng dụng trong xử lý kháng sinh

Lê Phạm Hải Phong

THPT chuyên KHTN, ĐH KHTN

Nguyễn Hải Long

THPT chuyên KHTN, ĐH KHTN

7

Hà Nội

Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano chitosan để hoàn thiện chế phẩm phủ màng compozit HPMC nano trong bảo quản quả chuối

Đậu Anh  Nhi

THPT Phan Đình Phùng

Nguyễn Mạnh Trường Kỳ

THPT Phan Đình Phùng

8

Nghệ An

Ứng dụng Deep Learning trong chuẩn đoán ung thư di căn hạch qua mẫu sinh thiết mô hạch bạch huyết

Phan Thị Hiền Chi

THPT chuyên Phan Bội Châu

Hồ Hoàng Trang

THPT chuyên Phan Bội Châu

9

TP. Hồ Chí Minh

Chế tạo bộ thí nghiệm quang biểu diễn dành cho học sinh khiếm thị thực hành môn vật lí

Vũ Thành Sang

TH, THCS và THPT Tân Phú

Lê Nguyễn Anh Khôi

TH, THCS và THPT Tân Phú

10

Đồng Nai

Thiết kế thiết bị hỗ trợ cho học sinh mù, khiếm thị lớp 1 học chữ nổi

Đỗ Hà Vy

THPT Nhơn Trạch

Trần Kim Ngọc Ngân

THPT Nhơn Trạch

11

Hải Dương

Máy thâm canh các loại cây họ đậu công nghệ cao

Lê Minh Nam

THPT chuyên Nguyễn Trãi

Lương Xuân Bách

THPT chuyên Nguyễn Trãi

Ban Giám khảo của cuộc thi năm nay gồm 55 nhà giáo, nhà khoa học uy tín được mời đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trên toàn quốc. Điều này đảm bảo tính công bằng, khách quan, sự nghiêm túc và vô tư trong đánh giá chấm điểm.

Kết quả của các dự án được đánh giá thông qua 2 phần chấm. Từng thành viên trong Ban Giám khảo đã tiến hành chấm độc lập và làm việc qua nhiều vòng đánh giá được toàn diện cả năng lực viết báo cáo và khả năng trình bày trả lời câu hỏi của các em.

11 dự án đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các thí sinh tại lễ bế mạc của cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

GS.TS Nghiêm Ngọc Minh, trưởng Ban giám khảo cuộc thi cho biết, đa số các đề tài năm nay đều có sự đầu tư đáng kể cả về nội dung và hình thức. Kỹ năng trình bày báo cáo và trả lời câu hỏi của các em tương đối rõ ràng, tự tin, một số đề tài tiếp cận những vấn đề mới, có tính khái quát và cần những kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số dự án tham gia chưa thật sự nắm bắt được những vấn đề nghiên cứu đặt ra. Một số đề tài có ý tưởng mới nhưng chưa có thời gian, kiến thức và điều kiện để thực hiện ý tưởng của mình.

Một số đề tài chứa đựng hàm lượng khoa học quá lớn, vượt khả năng và điều kiện nghiên cứu của các em, khiến các em gặp khó khăn khi trình bày và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo…

"Chính sự nhiệt tình, sự tự tin và vô tư của các em đã đem lại nguồn cảm hứng và càng thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm, sự công tâm của người cầm cân, nảy mực trong vai trò thành viên của Ban giám khảo" - GS Minh chia sẻ.

Đặc biệt, trong cuộc thi lần này có sự tham gia của một số em thuộc dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã để lại những thiện cảm sâu sắc cho Ban giám khảo.

11 dự án đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đánh giá cao kết quả của cuộc thi năm nay, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, cần đẩy mạnh việc khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học, tiếp tục khơi dậy niềm đam mê sáng tạo cho mỗi học sinh; đẩy mạnh đổi mới cách dạy, cách học; thực hiện tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ngay từ chương trình hiện hành, hướng tới phát triển, phẩm chất năng lực cho học sinh…

Đặc biệt, cần tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối với các trường ĐH, CĐ và kết nối với các doanh nghiệp để cùng hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho học sinh.

Tại lễ bế mạc cuộc thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT phát động Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020 – 2021. Cuộc thi năm tới sẽ được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội thi khoa học và kĩ thuật quốc tế (Intel ISEF)

Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế (International Science and Engineering Fair, viết tắt là ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa học quốc gia (National Science Fair) của Hoa Kì, do Hiệp hội khoa học và cộng đồng (Society for Science & the Public, viết tắt là SSP) sáng lập, tổ chức lần đầu tiên tại Philadelphia vào năm 1950. Năm 1958, Hội thi này trở thành Hội thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.

Đến nay, Intel ISEF là hội thi khoa học và kĩ thuật quốc tế hàng năm lớn nhất dành cho học sinh trung học (từ lớp 8 đến lớp 12). Mỗi năm có khoảng hơn 1700 học sinh trung học từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia giới thiệu kết quả ở 22 lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Cuộc thi này là cơ hội kết nối các nhà khoa học trẻ tương lai trên toàn cầu được tiếp cận với các nhà khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel. Các em cũng được giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về các đề tài nghiên cứu với các bạn cùng lứa tuổi trên khắp năm châu một cách sâu hơn, rộng hơn trong tương lai.

Để tham gia Intel ISEF, các thí sinh phải tham gia và được lựa chọn từ các Hội thi khoa học ở các quốc gia. Các hội thi quốc gia này phải tuân thủ một số quy định cơ bản của Intel ISEF và được gọi là các Hội thi Intel ISEF thành viên. Intel ISEF kết nối và tạo điều kiện để những nhà khoa học trẻ này tranh tài ở đấu trường quốc tế; tạo điều kiện cho học sinh gửi những đề tài nghiên cứu của mình đến các nhà khoa học trình độ cao để được đánh giá, nhận xét.

Liên tục tham gia Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế Intel ISEF tại Hoa Kì trong những năm qua, đoàn học sinh Việt Nam đều có dự án đoạt giải (01 giải Nhất năm 2012; 02 giải Tư năm 2013; 02 giải Tư và 01 giải Đặc biệt năm 2014; 01 giải Tư và 01 giải Đặc biệt năm 2015; 04 giải Ba năm 2016; 01 giải Ba, 04 giải Tư và 04 giải Đặc biệt năm 2017; 01 giải Ba và 01 giải Đặc biệt năm 2018; 01 giải Ba năm 2019). Tỷ lệ dự án đoạt giải của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 26% của Intel ISEF.

Hồng Hạnh

Tin liên quan


Lịch học

Tin tức nổi bật

THỐNG KÊ
Tổng truy cập
1292064
Trong tháng
021107
Trong tuần
000866
Trong ngày
000866
Trực tuyến
000016
liên hệ ngay

" PICEN – HỘI TỤ TINH HOA, LAN TỎA TRI THỨC "

Zalo
favebook
0901.787.066