Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), thống kê sau khi kết thúc đăng ký dự thi đã có 63.482 thí sinh đăng ký và phần lớn trong số đó nộp lệ phí thi. Như vậy, số thí sinh năm nay tăng hơn kỳ thi năm ngoái (gồm 2 đợt) khoảng gần 15.000 thí sinh.
Năm nay, kỳ thi ĐGNL chỉ tổ chức duy nhất 1 đợt vào ngày 16/8/2020 đồng thời tại 5 địa điểm: TPHCM, An Giang, Bến Tre, Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Nẵng.
Theo số liệu đăng ký, điểm thi tại TPHCM có đông thí sinh nhất với 46.853 thí sinh; tại Đà Nẵng có 6.457 thí sinh; tại Nha Trang có 4.177 thí sinh; tại An Giang có 3.032 thí sinh và Bến Tre có 2.963 thí sinh.
Ông Chính cũng cho biết thêm, trước ngày thi ít nhất 7 ngày, thí sinh sẽ nhận được thông tin chi tiết về phòng thi, giờ thi gửi qua hệ thống. Thí sinh tự in phiếu báo thi và tham dự thi theo đúng thông tin hướng dẫn.
Cũng theo TS Chính, hiện đã có 66 cơ sở giáo dục ĐH, CĐ trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển một phần chỉ tiêu tuyển sinh. So với mọi năm, số đơn vị sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL này để xét tuyển cũng nhiều hơn.
Kỳ thi đánh giá năng lực được ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức lần đầu năm 2018, là một trong những phương thức xét tuyển vào các trường thành viên.
Bài thi được xây dựng theo cách tiếp cận đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Thí sinh thực hiện 120 câu trắc nghiệm trong 150 phút, thang điểm 1.200.
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Cấu trúc đề thi như sau:
Lê Phương