ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng "trí tuệ nhân tạo" hướng tới đại học số

21/05/2020

ĐH Quốc gia HN đang ứng dụng AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới đại học số, trong đó chuyển đổi số trong quản trị đại học được xúc tiến đầu tiên.


AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) đang trở thành xu hướng công nghệ của toàn thế giới và các đại học cũng không nằm ngoài xu thế đó.

ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng trí tuệ nhân tạo hướng tới đại học số - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) đang trở thành xu hướng công nghệ của toàn thế giới

Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn cho biết, hiện nay các cường quốc đều tập trung phát triển và có chiến lược về AI. Mỹ và Trung quốc trở thành 2 trung tâm AI của thế giới với hơn chục nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).

Các startup AI trở thành địa chỉ đầu tư sôi động của các công ty hàng đầu trên thế giới. Chỉ tính riêng doanh thu thị trường AI năm 2018 đạt xấp xỉ 20 tỷ USD. AI là một thị trường giàu tiềm năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Đối với Việt Nam thì ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW của về Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo đó, xác định AI là một công nghệ số then chốt, chiến lược được xây dựng với mục tiêu góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao và kinh tế số, ...

Đây là chủ trương phù hợp với xu thế quốc tế và mở ra cơ hội hội nhập, phát triển, nghiên cứu và đào tạo liên quan đến AI.

ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng trí tuệ nhân tạo hướng tới đại học số - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn

Với bối cảnh này, các đại học nói chung và ĐHQGHN nói riêng, đứng ở đâu trong lộ trình phát triển AI ấy, thưa ông?

Trong bối cảnh này, các đại học Việt Nam trong đó có ĐHQGHN phải tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt và tiên phong trong việc nghiên cứu và đào tạo về AI.

Hiện nay, cả nước có gần 300 trường đại học, trong đó có có gần 200 khoa đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin – đây là các cơ sở đào tạo nhân lực trong lĩnh vực AI.

Chỉ tính riêng ĐHQGHN có 5 đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về AI, bao gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ, Viện Công nghệ thông tin, Viện Quốc tế Pháp ngữ và Khoa Quốc tế.

Vậy, ĐH Quốc gia Hà Nội kế hoạch gì cho việc quản trị đại học gắn với sự phát triển của AI?

ĐHQGHN đã và đang ứng dụng AI trong quá trình chuyển đổi số ở cả ba nội dung chính, hướng tới đại học số, trong đó sự chuyển đổi số trong quản trị đại học được xúc tiến đầu tiên, tiếp đến trong đào tạo và sau đó đến nghiên cứu, trên nền tảng quản trị số với ứng dụng AI sẽ cho phép ra các quyết định dựa vào dữ liệu.

Điều này hướng đến sự minh bạch và cởi mở trong việc chia sẻ dữ liệu của người dùng trong đó có đội ngũ những người quản trị đại học, giảng viên, nhà khoa học và sinh viên cũng như các đối tác.

Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ đầu tư cho các hướng nghiên cứu đang là xu thế chung của thế giới và các đại học tiên tiến, trong đó có AI. ĐHQGHN có kế hoạch đầu tư phòng thí nghiệm liên ngành theo hướng phát triển AI - ICT ở Hòa Lạc.

Đào tạo công nghệ thông tin và AI là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. AI là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. ĐHQGHN là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực có thế mạnh về khoa học cơ bản, trong đó có ngành toán học là nền tảng để phát triển AI.

Đây chính là điều kiện để cho ĐHQGHN tiên phong nghiên cứu và phát triển AI gắn với ứng dụng trong các lĩnh vực khác như: kinh tế, xã hội và nhân văn, giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ, luật và thế mạnh liên ngành của ĐHQGHN. AI sẽ phát huy hiệu quả hơn khi phối hợp cùng với các ngành khoa học khác.

Ông có thể nói chi tiết hơn về đại học số có gắn với ứng dụng AI?

Hiện nay, ĐHQGHN đang xây dựng đại học số trong đó các quyết định quản trị được đưa ra dựa trên dữ liệu tích hợp.

Đối với công tác đào tạo, ĐHQGHN đã và đang xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến, trong đó có các dữ liệu bài giảng điện tử, dữ liệu học tập của sinh viên hướng đến mục tiêu đào tạo theo hướng cá thể hóa, ...

Các đơn vị trong ĐHQGHN cũng đã xây dựng nhiều chương trình đào tạo có liên quan đến AI như: công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, tự động hóa, robot v.v.

Đối với hoạt động nghiên cứu, ĐHQGHN xác định để phát triển AI cần có cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hạ tầng tính toán mạnh.

Trân trọng cảm ơn ông!
                                                                                                     Nguồn: Dân trí điện tử

Tin liên quan


Lịch học

Tin tức nổi bật

THỐNG KÊ
Tổng truy cập
1292106
Trong tháng
021149
Trong tuần
000908
Trong ngày
000908
Trực tuyến
000020
liên hệ ngay

" PICEN – HỘI TỤ TINH HOA, LAN TỎA TRI THỨC "

Zalo
favebook
0901.787.066