Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019

30/06/2019

Sáng nay 29/6, Bộ GD-ĐT chính thức công bố đáp án môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Cụ thể như sau 


Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cũng công bố đề thi và đáp án dự bị môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Đề thi Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia 2019:

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 1

Đề thi dự bị môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia 2019:

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 2
Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 3

Đáp án môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia 2019:

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 4
Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 5

Đáp án của đề thi dự bị môn Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia 2019:

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 6
Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 7
Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ Văn THPT quốc gia 2019 - 8

Đáp án môn Ngữ Văn xem TẠI ĐÂY

Nhận định về đề thi Ngữ Văn năm nay,  ccô Nguyễn Thị Hương Thủy, Giáo viên Trưởng THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho biết, đề cấu trúc tương đương với đề minh họa. Học sinh không bị bỡ ngỡ và có tinh thần làm bài khá thoải mái. Về độ dễ khó: Để đảm bảo được chuẩn kiến thức và kỹ năng, chạm đến những vấn đề mang tính thời sự và có thể phát huy được những trải nghiệm của học sinh THPT.

Học sinh có thể làm bài không chỉ bằng kiến thức ở nhà trường, mà còn bằng những suy nghĩ, trải nghiệm của cá nhân.

Với những học sinh có lực học trung bình, có thể giải quyết được đề bài ở mức độ 50- 60%. Còn với học sinh giỏi, có năng lực, biết suy tư, trăn trở, có thể phát huy được sở trường của mình khi cảm nhận được nội dung sâu xa của đề.

Cả hai phần đọc hiểu và làm văn đều là những vấn đề quen thuộc, đã được trình bày bởi những con người ở thế hệ trước (Vũ Quần Phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường... những người ở thế hệ nguyện “hóa thân cho dáng hình xứ sở”); những học sinh thuộc thế hệ ngày hôm nay khi làm bài có thể đối thoại được với thế hệ đi trước, thế hệ cha anh, để vừa thể hiện được sự suy tư khi kế thừa thành quả, vừa thể hiện được sự tiếp nối của thế hệ trẻ hôm nay.

Đề không nặng về tái hiện kiến thức. Việc trích dẫn cụ thể một ngữ liệu trong câu hỏi nghị luận văn học giúp học sinh có thể nhanh chóng áp dụng những kỹ năng đã được trang bị để xử lý đề và dành nhiều thời gian để tư duy, để liên hệ, để thể hiện được những ý tưởng và những sáng tạo của riêng mình trong bài làm.

Vì vậy, đề cũng đảm bảo yêu cầu về phân loại học sinh, những bài được điểm cao không chỉ đảm bảo đủ ý, mà còn phải thể hiện được năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực liên hệ thực tế.

Nhật Hồng

Tin liên quan


Lịch học

Tin tức nổi bật

THỐNG KÊ
Tổng truy cập
1290732
Trong tháng
019792
Trong tuần
005784
Trong ngày
001524
Trực tuyến
000050
liên hệ ngay

" PICEN – HỘI TỤ TINH HOA, LAN TỎA TRI THỨC "

Zalo
favebook
0901.787.066