Đối với các bậc phụ huynh, kì thi chuyển cấp hàng năm vẫn luôn là một kì thi quan trọng, không thể thay thế, quyết định tương lai của các em học sinh. Và môn Tiếng Anh là bộ môn bắt buộc phải có trong kì thi vậy mà một số học sinh lại thờ ơ, không chú ý tới bộ môn này. Sau đây, trung tâm PICEN sẽ giúp các bạn ôn thi lớp 10 môn anh dễ dàng hơn nhờ những bí quyết sau đây:
Với phần ngữ âm (trọng âm + phát âm), muốn đạt được điểm tối đa, học sinh trước hết cần phải học từ vựng, từ mới, tra kỹ cách đánh phiên âm, trọng âm, đọc liên tiếp từ đó thành tiếng ít nhất 3 lần và hơi cường điệu thanh điệu của từ lên một chút sẽ giúp nhớ lâu và có phản xạ tốt khi làm bài trọng âm. Ngoài ra, học sinh cũng cần phải thuộc các quy tắc đánh trọng âm, quy tắc phát âm và áp dụng vào bài tập để làm cho thuần thục.
Kỹ thuật làm phần bài tập này là các em cần xử lý nhanh gọn và chuẩn xác những câu hỏi dễ về chuyên đề ngữ pháp lớn, loại từ… Các em nên để nhiều thời gian hơn cho việc xử lý câu khó, có kết hợp kép các chuyên đề với nhau hoặc các câu có kiến thức khó ở phần từ vựng, giới từ, cụm động từ, mạo từ, đại từ quan hệ… Để làm được các câu khó hơn, khi ôn tập các em trước hết cần phải viết các cụm từ lưu ý ra vở ghi chép, học thuộc chắc chắn, tránh mơ hồ, nhớ quên, đại khái…; sau là chú trọng đến các dạng đặc biệt về ngữ pháp. Ví dụ như dạng đặc biệt unless, if only, dạng hỗn hợp của câu điều kiện; đại từ quan hệ “that” và mệnh đề quan hệ rút gọn; câu bị động đặc biệt như thể sai bảo hay bị động với chủ ngữ bất định. Tuy nhiên, các em cũng đừng quên phải nắm rõ phần từ loại với các đuôi dễ nhận biết (danh, động, tính); chú trọng cấu trúc câu quen thuộc trong sách giáo khoa, thì, câu điều kiện, trực tiếp, gián tiếp, so sánh, hòa hợp chủ vị, đảo ngữ, liên từ, đại từ quan hệ. Đặc biệt các từ như: a few, few, little, a little, rồi most of, almost hoặc like, alike, likely hay another, other… cũng rất hay hỏi vì học sinh hay lơ mơ phần này.
Dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi THPT quốc gia khá đa dạng về các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống, từ việc cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, xin phép, đề nghị… đến những câu hỏi, câu nói thường ngày. Cần lưu ý chọn câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp về ngữ nghĩa, và đảm bảo độ lịch sự, lễ phép, thân thiện, không thái độ tồi, khó chịu, nhưng cũng cần tránh những câu quá câu nệ, học thuật, không hợp với lối nói hàng ngày.
Phần này đòi hỏi kiến thức từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Bởi vì trong bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phần gạch chân thường là từ mới hoặc từ khó, chúng ta rất khó biết nghĩa nếu chỉ nhìn vào từ đó một cách đơn lẻ, nên hãy đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể, với các từ kèm theo khá dễ hiểu để giải thích và diễn giải cho phần cần tìm nghĩa.
Để làm tốt dạng bài tập này các em cần luôn áp dụng kỹ năng suy luận và loại trừ; NẮM CHẮC được bản chất của dạng bài này như sau:
Những từ in đậm mà đề bài cho thường là những từ ít xuất hiện và học sinh thường chưa gặp bao giờ, còn các phương án A, B, C, D thường là những từ, cụm từ mà các em hoàn toàn có khả năng hiểu được nghĩa. Tuy nhiên, dạng bài này không kiểm tra về vốn từ vựng của các em có rộng hay không, các em biết nhiều từ mới hay không, mà thực tế kiểm tra kĩ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Câu văn đề bài cho chứa từ vựng mà các em cần đoán nghĩa sẽ đặt trong một ngữ cảnh xác định mà khi dịch được câu, các em hoàn toàn có thể suy luận ra nghĩa của từ. Như vậy, cách làm bài ở đây là dịch nghĩa của câu và sau đó suy đoán nghĩa của từ. Nhớ lưu ý xem đề bài hỏi đồng nghĩa hay trái nghĩa bằng cách gạch chân hay khoanh tròn từ CLOSEST – OPPOSITE trong đề, vì các phương án đưa ra đều có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm để đánh lừa thí sinh.
Các câu trong phần này thường là các câu phức rất dài và có nhiều từ mới khiến học sinh nhìn vào sẽ cảm thấy sợ. Tuy nhiên, để giải quyết được dạng bài này điều quan trọng nhất là các em cần phải phân tích được cấu trúc S+V+O, tức là chủ ngữ chính + động từ chính + tân ngữ trong câu là gì, từ đó tìm ra cấu trúc chưa hợp lý của câu hay chính là lỗi sai của câu.
Các em cũng nên nên quy câu đó về chuyên đề ngữ pháp đã biết, gắn các phương án vào thành phần còn lại chắc chắn đúng của câu để tìm ra lỗi sai ở những phần không hợp lý. Nếu gặp khó khăn, hãy loại các phương án chắc chắn đúng và nghiên cứu phương án còn lại, có thể là sai về cụm từ, giới từ hoặc từ vựng.
Các em cần lưu ý không nên chỉ đọc các phần được gạch chân mà hãy đọc cả câu, nếu chưa tìm được lỗi hãy dùng phương pháp loại trừ.
Để làm được phần này các em cũng cần nắm chắc cấu trúc câu, hòa hợp chủ vị, cấu trúc song song và các kiến thức từ loại. Lỗi khó chịu hay mắc phải chính là dạng hòa hợp chủ vị, các lỗi về từ như like, alike, most, almost, other, another hoặc các lỗi về lượng từ (a few, few, little, a little…).
Điền từ là dạng không thể thiếu trong đề luyện thi vào lớp 10 môn tiếng Anh. Nó nhằm kiểm tra sự thành thục về ngữ pháp cũng như khả năng đọc hiểu của học sinh. Tổng số câu cho bài này trong đề năm nay là 5 câu hỏi. Theo logic đề, một câu thuộc dạng dễ ăn điểm, 2 câu trung bình và 2 câu khó để phân loại học sinh. Các dạng từ cần điền có thể là determiner (định lượng từ), từ vựng, đại từ quan hệ hoặc đại từ tân ngữ, giới từ. Đối với từng loại câu hỏi sẽ có thói quen ra đề riêng và mẹo để tránh bẫy.
1) Determiner
Dựa vào dấu hiệu danh từ ở sau là số ít hay số nhiều để xác định đúng định lượng từ. Thói quen ra đề là các từ dễ nhầm lẫn như a little/a few, the number of/a number of, an amount of/the amount of.
2) Từ vựng
Dấu hiệu từ cần điền là danh từ khi mà trước nó có một tính từ, động từ tobe hoặc determiner, là tính từ khi đằng sau nó có thể là danh từ, đằng trước thường là động từ tobe hoặc một số từ như seem/stay/become. Ngoài ra còn xét thêm trường hợp giới từ đi sau tính từ đó theo cụm, là trạng từ (dạng này có thể ít gặp) khi sẽ gặp chỗ trống cần điền ở đầu câu/cuối câu hoặc sau động từ. Thường gặp là dạng trạng từ đóng vai trò như liên từ.
Với chỗ trống điền động từ, thường sẽ phải dựa vào ngữ cảnh để lựa chọn động từ có nghĩa nhất. Tuy nhiên, đôi khi các từ đều mang nghĩa phù hợp, cần dựa vào giới từ theo sau động từ, đó là dấu hiệu giúp lựa chọn động từ chính xác.
3) Đại từ
Bẫy gần như duy nhất với dạng này đó là bẫy giữa đại từ quan hệ người và vật, bẫy đại từ tân ngữ cho ngôi số ít và nhiều. Cách làm bài là xác định chính xác từ/nhóm từ đang được ám chỉ.
Dấu hiệu nhận biết: Thông thường từ cần tìm sẽ ở trước dấu phẩy của câu đó hoặc ở ngay trước chỗ trống.
4) Các dạng bài về giới từ
Đây thường là dạng câu phân loại học sinh, đề thường xoay quanh các cụm động từ có giới từ đi kèm.
Như vậy, đối với dạng bài ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG THƯỜNG có 2 kiểu, một số câu có thể hoàn thành trong phạm vi chính câu đó, hoặc bắt buộc phải đọc và gắn câu chứa chỗ trống với các câu đi bên cạnh và nội dung của bài mới làm được. Phần kiến thức được hỏi trong dạng bài này liên quan nhiều đến ngữ pháp, giới từ, liên từ, và các câu hỏi về từ vựng tương đối khó. Do đó, để làm được dạng bài này các em cần xem xét cẩn thận từ đứng trước/sau chỗ trống rồi đọc lại toàn bộ, trong khi đọc chú ý đến các các cụm từ, các cụm động từ, các cụm từ - giới từ nào thường đi với nhau. Ví dụ chúng ta sẽ sử dụng cụm từ là “have dinner” chứ không dùng “eat dinner”. Chúng ta sẽ dùng Phrasal Verb “get up” để điền vào câu “He often get up early” chứ không dùng get out, get in… Do vậy các em cần thuộc lòng từ nào sẽ ghép cùng từ nào.
2 bài của phần đọc hiểu có độ dài từ 250-300 từ và 350-400 từ và có tổng số là 15 câu. Trong đó có 2 câu hỏi dễ, 8 câu hỏi trung bình và 5 câu hỏi khó. Đây là dạng bài khó nhất trong đề thi do có nhiều từ mới và tốn nhiều thời gian để hoàn thành vì nó chiếm số lượng câu hỏi khá nhiều. Nếu phân bổ thời gian không hợp lí, học sinh sẽ thiếu thời gian làm các phần còn lại.
Để có thể làm tốt dạng bài này, học sinh cần trang bị đa dạng vốn từ theo chủ điểm và nắm vững kĩ năng đọc lướt, thâu tóm nội dung, cũng như kĩ năng đọc chi tiết, tìm nội dung cụ thể. Ngoài ra, việc dựa theo ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ cũng rất quan trọng vì chúng ta khó có thể biết hết được
nghĩa của các từ trong bài đọc đó.
Dạng bài này ở mức độ trung bình, không quá khó đối với các em và thường rơi vào các chủ đề của câu điều kiện, câu so sánh, câu chuyển trực tiếp - gián tiếp, câu bị động, đảo ngữ, các cấu trúc phổ biến… Điểm lưu ý khi viết lại câu là cần hài hòa về thì, hài hòa chủ ngữ và động từ, đọc lại cẩn thận để không phát sinh lỗi sai. Ngoài ra, các em cũng cần nắm vững cấu trúc câu cơ bản cũng như một số thành ngữ, cụm động từ.