Mỗi năm cần hàng nghìn cử nhân, kỹ sư ngành Dệt may - Da giầy

17/12/2018
heo thống kê, ngành Dệt may - Da giầy hiện có trên 8000 doanh nghiệp với trên 3 triệu lao động. Trong chiến lược phát triển ngành Dệt may - Da giầy Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung mỗi năm là khoảng 2300 cử nhân, kỹ sư công nghệ, thiết kế.

Ngày 16/12, trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sinh hoạt công dân – giới thiệu ngành nghề - trao học bổng được Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang.

 Sinh viên ngành Dệt May trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong giờ thực hành

Sinh viên ngành Dệt May trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong giờ thực hành

Ngành Dệt may - Da giầy là một trong những ngành có doanh số xuất khẩu liên tục tăng trong nhiều năm và thuộc nhóm có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đóng góp hơn 49 tỷ USD (bằng 22,9%) kim ngạch xuất khẩu cả nước; tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may, da giầy Việt Nam đã đạt hơn 50%.

Theo thống kê, ngành Dệt may - Da giầy hiện có trên 8000 doanh nghiệp với trên 3 triệu lao động. Trong chiến lược phát triển ngành Dệt may - Da giầy Việt Nam đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung mỗi năm là khoảng 2300 cử nhân, kỹ sư công nghệ, thiết kế. Thực tế sản xuất của ngành đang đòi hỏi một lượng lớn các kỹ sư thuộc các chuyên ngành như: Sợi, Dệt, Nhuộm, Thiết kế sản phẩm may, Công nghệ sản phẩm may, Thiết kế Thời trang và Công nghệ da giầy…

Nhằm mang đến những sản phẩm may mặc, giày dép "mang thương hiệu Việt" chất lượng cao và có giá trị để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, ngành dệt may đòi hỏi đội ngũ kỹ sư giỏi chuyên môn và sáng tạo. Chất lượng nguồn nhân lực luôn được các doanh nghiệp xác định là một trong những điều kiện đầu tiên để đón nhận cơ hội và phát huy nội lực trong sản xuất và phát triển. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành này luôn dễ dàng tìm được việc làm khi ra trường.

Đánh giá về nhu cầu nhân lực của ngành diệt may, bà Đàm Thị Hải Linh – Phó trưởng Đại diện Tập đoàn New World Fashion cho biết: "Sinh viên tốt nghiệp ngành diệt may có rất nhiều cơ hội để "dụng võ": làm quản lý, thiết kế dây chuyền và các quy trình dệt may, thiết kế vải sợi, sản phẩm dệt may, da giầy; phụ trách kỹ thuật dệt, nhuộm, công nghệ may và công nghệ sản phẩm da giầy, đặc biệt là các vị trí thiết kế, làm dập mẫu, kiểm soát chất lượng vải, kỹ thuật may luôn thiếu nhân lực.

Thiếu ngoại ngữ sẽ khó đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực dệt may cho công nghiệp 4.0, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được thực hiện một cách có hệ thống tại các cơ sở đào tạo ngành này.

PGS.TS Phan Thanh Thảo – Viện trưởng Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang cho biết: "Để chương trình đào tạo theo sát nhu cầu thực tế của ngành và tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, trong những năm qua, Viện luôn xây dựng mối quan hệ hợp tác tích cực với các doanh nghiệp Dệt may - Da giầy, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước và quốc tế".

Ngoài ra, Viện tổ chức các buổi giao lưu với các doanh nghiệp, tham quan, thực hành, thực tập tại các đơn vị sản xuất, sinh viên có cơ hội hiểu biết thêm về ngành nghề, sự phát triển của ngành và thực tế sản xuất, từ đó xác định được mục tiêu, động cơ và thái độ học tập đúng đắn để sau khi ra trường có đầy đủ kiến thức lý thuyết, thực tế và hội nhập quốc tế.

Theo thống kê, 100% sinh viên tốt nghiệp Viện Dệt may - Da giày và Thời trang có việc làm ngay và đang được các đối tác, doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước đánh giá cao, ưu tiên tuyển dụng.

Ông Jin Jae Gyeng – Giám đốc Văn phòng Công ty CP TCE Vina Denim cho biết, kỹ sư ĐHBK Hà Nội có kiến thức cơ bản vững vàng, tư duy kỹ thuật tốt, chăm chỉ và cầu tiến nên công việc được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một trong những điểm yếu mà sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Bách khoa gặp phải, theo ông Jin Jae Gyeng đó chính là khả năng sử dụng ngoại ngữ. Nếu các bạn mong muốn làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài thì cần phải khắc phục điều này ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Tại ngày hội, nhằm khích lệ những sinh viên có kết quả học tập tốt, và sinh viên nghèo vượt khó, ngoài các nguồn học bổng của Trường, năm 2018, sinh viên Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang còn được nhận nhiều suất học bổng với tổng giá trị 311,5 triệu đồng.

Vân Hương - Dân trí điện tử

Tin liên quan


Lịch học

Tin tức nổi bật

THỐNG KÊ
Tổng truy cập
1302011
Trong tháng
002161
Trong tuần
656546
Trong ngày
001018
Trực tuyến
000005
liên hệ ngay

" PICEN – HỘI TỤ TINH HOA, LAN TỎA TRI THỨC "

Zalo
favebook
0901.787.066