Kinh nghiệm ôn và làm bài thi đại học môn Hóa

09/10/2015
Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2009, Lê Anh Quân đỗ Thủ khoa ĐH Xây dựng với 30 điểm trong đó Lý 10, Hóa 10 và Toán 9,75 (làm tròn thành 10). Để giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH sắp tới, Lê Anh Quân chia sẻ bí quyết học môn Lý.

Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn Hóa nằm ở chỗ lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình Hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.

Ví dụ, bài Este ở lớp 12 liên quan đến bài Ancol và bài Axit cacboxylic ở lớp 11; bài Cacbohidrat ở lớp 12 liên quan đến bài Ancol, Andehit ở lớp 11; bài hợp chất chứa Natri (NaOH, Na2CO3...) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi Ion ở lớp 11...

Dù hóa vô cơ hay hữu cơ, phần cốt lõi của môn Hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm được thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).

Đối với phần Hóa học hữu cơ, để dễ nhớ tính chất của các chất, các em phải đi từ cấu tạo của hợp chất hữu cơ đó. Ví dụ, Phenol trong công thức hóa học của nó vừa có vòng benzen, vừa có nhóm OH nên nó sẽ vừa có tính chất giống benzen, vừa có tính chất giống ancol. Và đương nhiên nó có các tính chất đặc trưng vì có ảnh hưởng qua lại của hai nhóm này.

Khi học xong các chất ancol, andehit, axit cacboxylic, este, amin, amino axit, gluxit... các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, H2O, Br2... có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất. Khi đã hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: viết công thức đồng phân, sơ đồ biến hóa, nhận biết hóa chất và tinh chế hóa chất...

Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm. Nên nhớ, tuy hiện nay, các em thi đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu để ôn tập phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.

Ví dụ: "Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau: a/ Ban đầu thấy xuất hiện kết tủa, dung dịch mất mầu xanh, sau một thời gian kết tủa tan dần tạo dung dịch xanh thẫm; b/ Thấy xuất hiện kết tủa, dung dịch mất mầu xanh; c/ Dung dịch từ từ mất mầu xanh. d/ Dung dịch trong suốt.

Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng: 2NH3 + CuCl2 + H2O --> 2NH4Cl + Cu(OH)2. Dung dịch CuCl2 có mầu xanh, Cu(OH)2 là chất rắn mầu xanh. Nên sau phản ứng trên thì dung dịch mất mầu và xuất hiện kết tủa xanh. Cu(OH)2 có khả năng tan trong NH3 nên tác dụng với NH3 theo phản ứng: Cu(OH)2 + 4NH3 --> Cu(NH3)4 (OH)2

Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu CuCl2 dư có Cu(OH)2 không tan trong nước, xuất hiện kết tủa xanh. Sau một thời gian có NH3 dư Cu(NH3)4 (OH)2 tan trong nước: dung dịch mầu xanh thẫm. Do đó đáp án đúng là câu A.  

Khi làm bài thi các em thường mắc phải những lỗi sau:

1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa “etyl clorua” với “etylen clorua”…

2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa “mạch hở” và “mạch thẳng”…

3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.

4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán…  

CLB Gia sư thủ khoa chia sẻ với cho các em khi làm bài trắc nghiệm nên làm lần lượt từ trên xuống dưới, câu nào chưa làm được ngay thì đánh dấu lại và chuyển qua câu khác. Sau khi làm đọc đến hết đề sẽ làm lại các câu mình chưa làm được.

Trong quá trình làm nên bấm giờ, nếu gần hết thời gian vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời. Chú ý, khi chọn là xác suất các câu đúng ngang nhau, ví dụ như một đề có 50 câu thì xác suất có khoảng 13 câu đáp án A đúng, 13 câu đáp án B đúng, 13 câu đáp án C đúng, 13 câu có đáp án D đúng. Do đó các em cứ làm hết sức có thể, đến khi còn khoảng 5 phút cuối cùng thì dừng lại để thống kê số lượng đáp án đã tích. Chẳng hạn nếu số đáp án D các em chọn quá ít thì những câu còn lại các em cứ tích D, như thế sẽ tối ưu hóa được số điểm đạt được.

Câu lạc bộ Gia sư thủ khoa

Tin liên quan


Lịch học

Tin tức nổi bật

THỐNG KÊ
Tổng truy cập
1303306
Trong tháng
003426
Trong tuần
657479
Trong ngày
000332
Trực tuyến
000007
liên hệ ngay

" PICEN – HỘI TỤ TINH HOA, LAN TỎA TRI THỨC "

Zalo
favebook
0901.787.066